Khảo sát Địa chất công trình - Những điều cần biết

Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedIn
Cập nhật: 10/29/2019 - Số lượt đọc: 1363

Các công trình trước khi thiết kế kỹ thuật nên có hồ sơ khảo sát địa chất công trình. Sau đây là 1 số vấn đề cơ bản nhất về khảo sát địa chất công trình.

KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


1.1. Khảo sát địa chất công trình là gì?
Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng…. Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh….

1.2. Khảo sát địa chất công trình khi nào?
Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm. . .

1.3. Khảo sát địa chất công trình ở đâu?
Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảnh đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước. .. .

1.4. Tại sao phải khảo sát công trình?
Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:
    * Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng.
    * Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.
    * Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.
    * Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.
    * Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

2. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH KHẢO SÁT :

    * Nhà thiết kế hoặc chủ công trình cung cấp các thông tin về diện tích khuôn viên, quy mô, kết cấu, tải trọng công trình, giải pháp móng dự kiến cho bộ phận khảo sát địa chất công trình.
    * Bộ phận khảo sát kết hợp với nhà thiết kế hoặc chủ công trình xác định khối lượng, vị trí và chiều sâu thăm dò.
    * Tiến hành khoan thăm dò, lấy mẫu đất đá tại các vị trí đã xác định, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
    * Tiến hành phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
    * Lập báo cáo khảo sát địa kỹ thuật, đề xuất một số vấn đề liên quan.
    * Cung cấp các số liệu cần thiết cho nhà thiết kế để tính toán, lựa chọn giải pháp móng phù hợp với điều kiện địa chất công trình nhằm bảo đảm ổn định công trình và đạt hiệu quả kinh tế.

3. THỜI GIAN  :

3.1. Thời gian :
Thời gian dự kiến hoàn thành công tác khảo sát từ 07 đến 14 ngày hoặc dài hơn tuỳ thuộc khối lượng khảo sát và điều kiện thi công.

3.2. Hồ sơ :
Sản phẩm cuối cùng của dịch vụ khoan khảo sát là bản thuyết minh đặc điểm địa chất công trình khu vực nghiên cứu.

0977892233
0977892233Facebook: http://Zalo: 0977892233